3-nguyen-tac-co-ban-khi-lap-bai-vi-tren-ban-tho-gia-tien
Tin tức

3 Nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị trên bàn thờ gia tiên

Bài vị thờ cúng để thể hiện tên, tuổi, chức vị của ông bà, tổ tiên trong gia đình và dòng họ. Thể hiện cho sự hiếu thảo, cần thận của con cháu với những người đã khuất. Tuy nhiên, bài vị không được phép lập một cách tùy tiện mà phải có quy tắc nhất định để tránh gặp phải những yếu tố phong thủy không mong muốn. Cùng Đồ Đồng Việt (nơi bán tượng đồng đồ đồng thờ cúng uy tín, chất lượng) tham khảo về những nguyên tắc cơ bản để lập bài vị trên bàn thờ gia tiên:

3 Nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị trên bàn thờ gia tiên

Xác định được chất liệu, kích thước

  • Chất liệu làm bàn thờ gia tiên: Có thể là giấy cứng, gỗ thị lâu bền cùng thời gian hoặc đồ đồng (mạ bạc hay vàng để tạo nên sự trang trọng hơn cho bàn thờ)
  • Kích thước bài vị: Không được tự ý lập bài vị to nhỏ không theo quy định. Điều này sẽ không tốt cho phong thủy của gia đình. Thông thường bài vị thường cao từ 13 đến 21cm, rộng từ 3-4 cm.

Nội dụng viết trên bài vị

  • Số chữ trên bài vị: Căn cứ theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Vì thế số chữ phải chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 4 (không được dư 1 hoặc dư 2). Bài vị của người nữ sẽ vào chứ Thính (chia hết cho 4). Bài vị của người nam vào chữ Linh (chia cho 4 dư 3) sẽ đạt đúng nguyên tắc bàn thờ.
  • Chữ viết trên bàn thờ: Nếu như trước đây chữ trên bài vị được viết bằng chữ Hán đọc theo chiều dọc từ trên xuống dưới, phải qua trái. Vì trước đây chữ Hán được dùng làm văn viết. Thì bây giờ các bài vị thường được viết bằng chữ hán Việt, thuần Việt, nhiều trường hợp vẫn dùng chữ Hán. Để dễ hiểu hơn cho người đời sau.
  • Đối với chữ Hán Việt, ta có thể hiểu cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo là vị trí của người đã mất trên bàn thờ gia tiên. Bên cạnh vai vế, vị trí này thì người ta thường chú ý đến tước vị (tước vị của tổ tiên trong đình, làng, xã hội) để ghi trên bàn thờ. Sau đó là tên trên bài thờ (có thể là tên chính, tên tự, tên hiệu…)
  • Hàng bên phải bài vị ghi ngày tháng năm mất, hàng bên trái ghi ngày tháng năm sinh.

Lưu giữ bài vị trong gia đình

Bài vị được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung. Các bài vị luôn giữ được đầy đủ thông tin để thể hiện sự cẩn thận và biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên.

 

Một số lưu ý khi lập bài vị gia tiên

  • Mời sư thầy, thầy cúng để lập bài vị theo ý muốn và giữ được những nguyên tắc thờ cúng.
  • Lựa chọn loại bài vị thờ cúng
  • Đặt bài vị ở sát tường, chính giữa cửa võng bàn thờ.
  • Nếu không muốn thường xuyên thay bài vị (khi vai vế thay đổi) người thờ tự có thể nhớ vai vế để thờ cúng sao cho luôn chuẩn nhất.

Trên đây là một số lưu ý khi lập bài vị gia tiên trong gia đình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các đồ dùng thờ cúng khác, đúc tượng chân dung để trang trí trong gia đình hoặc bàn thờ gia tiên tại dodong.com.vn để rõ  hơn về các vấn đề liên quan đến thờ cúng.

 

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *